Truyện tình ở trang web TruyệnNgônTình.net tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, với nhiều thể loại hấp dẫn. Cùng nhau đắm chìm trong cảm xúc của tình yêu nào các bạn ơi!
Truyện tình » Truyện dài - Tiểu thuyết » Xuyên Qua Nhà Có Tiểu Phu Lang » Phần 26

Xuyên Qua Nhà Có Tiểu Phu Lang

Phần 26

Buổi sáng ở nông thôn, bầu không khí đặc biệt trong lành, hương thơm tươi mới đập vào mặt khiến tinh thần vô cùng sảng khoái.

Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên từ sớm đã rời khỏi giường, tuỳ ý ăn chút điểm tâm, chuẩn bị tốt đồ vật cần mang đi, Lê Kính Tường liền dẫn bọn họ đến nhà Tứ thúc công, xem như nhận thức trước, chờ đến sau khi quá kế lại làm một bữa tiệc chính thức nhận thân.

Hiện tại đang là mùa thu, ruộng hai bên đường ngập tràn lúa vàng óng chờ gặt, người trong tộc đã sớm bắt đầu làm việc. Thấy tộc trưởng, có người còn thân thiết chào hỏi, vấn an tộc trưởng, xem ra Lê Kính Tường rất có uy vọng trong cảm nhận của tộc nhân.

Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên đi theo cũng dính tý quang, làm quen mọi người trong tộc.

Đi khoảng một khắc liền tới nhà Tứ thúc công, đây là một toà nông gia tiểu viện xây bằng gạch, ở cửa còn có hai cây hoa quế, từ xa đã truyền đến mùi hương thơm ngát.

Tựa hồ đã biết trước bọn họ sẽ tới, một vị thư sinh tầm ba mươi tuổi đang đứng chờ ở cửa.

“Đây là tam đường ca của ngươi.” Lê Kính Tường chỉ thư sinh giới thiệu.

“Tam đường ca khoẻ.”

“Tam đường ca khoẻ.”

Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên vội vàng hành lễ.

Bộ dạng thư sinh đoan trang nghiêm chính, thân thiết mỉm cười với bọn họ, khom người đáp lễ, nói: “Mau vào nhà đi, tổ phụ đang chờ đến sốt ruột.”

Vào phòng, Lê Diệu Nam mới phát hiện, nhà Tứ thúc công trừ bỏ Tứ thúc công và Tứ thúc bà, còn có ba vị đường thúc cùng bảy vị đường huynh, hai vị đường đệ, ba vị đường tỷ đã gả ra ngoài không tính, trong nhà còn có một đường muội, sáu chất nhi bốn chất nữ, có thể nói là bốn đời một nhà.

Thấy cả phòng người, ấn tượng đầu tiên của Lê Diệu Nam chính là thật nhiều người, cảm giác thứ hai là người cổ đại thật con m* nó sinh lắm.

Lâm Dĩ Hiên cũng đã sớm nghe ngóng, biết nhà Tứ thúc công có bao nhiêu người, vội vàng sai người đưa lễ vật lên, sau đó bọn họ chào hỏi mọi người theo thứ tự. Không bao lâu, cả nhà liền trở nên quen thân hơn.

Lê Diệu Nam lúc này mới biết được, nhà Tứ thúc công thế mà còn có hai Tú tài, vị tam đường ca vừa rồi chính là người có tiền đồ nhất, hiện nay đang ở nhà ôn tập công khoá, trau dồi kiến thức, tranh thủ sang năm có thể khảo cái Cử nhân trở về.

Vài chất nhi cũng đang đọc sách ở tộc học, qua lời của Lê Kính Tường, Tứ thúc công sở dĩ giúp mình như vậy là bởi vì ông ta cho nhà Tứ thúc công một danh ngạch vào thư viện Minh Vi, cũng chính là đích thứ tử của tam đường ca, nghe nói rất có thiên phú, năm nay mới mười tuổi mà đã học xong Luận ngữ*, còn lợi hại hơn phụ thân của nó.

(*Luận Ngữ là sách do Khổng Tử và những đệ tử của mình biên soạn. Luận Ngữ là một quyển trong Tứ Thư. Ngoài Luận Ngữ, Tứ Thư gồm có Đại Học, Mạnh Tử và Trung Dung.)

Khó trách tam đường ca sẽ tự mình nghênh đón bọn họ, Lê Diệu Nam hiểu ra nhưng không khó chịu, quan hệ giữa người với người chính là như vậy, nếu không có lợi ích trao đổi thì dựa vào tình cảm? Vô nghĩa! Vô duyên vô cớ người ta sao phải giúp ngươi. Mà ngay cả hắn và Lâm Dĩ Hiên cũng là vì ích lợi nên mới ở cùng một chỗ. Nếu không phải bởi vì tầng quan hệ hôn nhân này, hắn sẽ không tin Lâm Dĩ Hiên, nếu không phải vì muốn quá kế, Lâm Dĩ Hiên cũng sẽ không hợp tác khoái trá với hắn. Nhớ rõ mấy hôm tân hôn, Lâm Dĩ Hiên chính là chưa từng hoà nhã với hắn.

Nhưng hắn cũng không tốt hơn chút nào, nghĩ tới hắn một đại nam nhân còn bắt nạt một hài tử mười mấy tuổi, Lê Diệu Nam cảm thấy hơi hổ thẹn. Nhưng lại nói tiếp, lựa chọn giữa uỷ khuất mình và uỷ khuất người khác, Lê Diệu Nam sợ là vẫn phải nói xin lỗi Lâm Dĩ Hiên.

Nói, Lâm Dĩ Hiên kỳ thật cũng không tệ lắm, chính là tính tình lạnh một chút, rất khó hầu hạ, ngoài hai điểm này, nếu Lâm Dĩ Hiên thật là một nữ nhân, mặc kệ y có ý trung nhân hay không, Lê Diệu Nam thật sự muốn cướp người về làm thê tử. Vừa có khả năng lại rất đức hạnh, quả thực chính là chuẩn bị cho nhị thế tổ, chỉ đơn thuần nhìn Lâm Dĩ Hiên đến đây chuẩn bị này nọ cho người trong tộc, Lê Diệu Nam liền thấy xấu hổ, mấy chuyện vụn vặt đó hắn thế nào cũng không làm được.

Quay lại chuyện chính, Lê Diệu Nam thấy Tứ thúc công ánh mắt thanh minh, làm việc lại vô liêm sỉ, trong lòng nhịn không được tán thưởng, Tứ thúc công thật đúng là một nhân tài. Quá kế tử tự cho thân huynh đệ đều là chọn người từ trong đám nhi tử của mình, nhà Tứ thúc công đông con thừa tự, còn có thể nháo đến đưa hắn quá kế đi nhà tam thúc công thật đúng là giỏi.

Lê Diệu Nam không thể không thừa nhận, một khóc – hai nháo – ba thắt cổ tuy rằng rất vô sỉ nhưng quả thật dùng được.

Ngày hôm đó hai người ở lại nhà Tứ thúc công dùng cơm, coi như cả khách lẫn chủ đều vui vẻ.

Sáng sớm hôm sau, Lê Kính Tường mời trưởng bối đức cao vọng trọng trong tộc đến, mở ra cửa từ đường, chủ trì nghi thức quá kế cho Lê Diệu Nam.

Từ đường Lê thị là một toà tứ hợp viện lớn, hình thức kiến trúc trang nghiêm túc mục, đoan trang đại khí, chỉ đến khi trong tộc có việc mới có thể mở ra.

Đây là lần đầu tiên Lê Diệu Nam nhìn thấy từ đường ở cổ đại, căn phòng cổ xưa ngói xanh tường trắng, phong cách trang trọng, con đường dưới chân làm từ sỏi và đá mài nhẵn, chính phòng là một gian đại đường, bên trong bày rất nhiều bài vị của người trong tộc. Đi vào đây, tâm tình tựa hồ cũng trở nên nghiêm trang.

Lê Diệu Nam quỳ gối ở giữa, đầu tiên là lễ bái tổ tiên.

Sau đó tộc trưởng bắt đầu niệm tế văn: “Lê thị đệ tử Lê Quảng Đống, Đỗng huynh mất sớm, ai chất đi nhanh, vô hậu thừa tự, mộ phần không ai thờ phụng, có thể không khiến người cảm thương? Nay chọn ra ngày cát thần mười tám tháng chín năm Khánh Nguyên thứ sáu, dâng hương cáo miếu, đưa hài tử sinh vào buổi trưa ngày hai mươi hai tháng sáu năm Thừa Trạch thứ ba, tên Diệu Nam, lập làm con thừa tự của đệ tử Thái Thành….”

Lê Kính Tường nói một tràng, sau lại khuyên bảo Lê Diệu Nam phải cung khiêm hữu lễ, trân trọng phu lang, phu phu hai người phải ở chung hoà thuận.

Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên không ngừng dập đầu, Lê Diệu Nam cảm thấy thật khổ bức, quy củ cổ đại đúng là phiền toái, cái trán đều dập đến đỏ.

Lâm Dĩ Hiên là phu lang Lê gia, y biết rõ, có lẽ cả đời này, đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tới nơi này, vẻ mặt vô tình trở nên nghiêm túc, thận trọng.

Lê Kính Tường niệm xong văn thư lập tự, trước sự chứng kiến của các vị Lê thị trưởng bối lấy ra gia phả, mở ra tờ của Lê Thái An, bút lông nhẹ phiết, gạch tên Lê Diệu Nam, sau đó lại lấy ra một tờ gia phả khác, ghi tên Lê Diệu Nam xuống dưới Lê Thái Thành, bên cạnh Lê Diệu Nam là Lâm Dĩ Hiên, về sau có tử nữ, tên của tử nữ cũng sẽ ghi dưới tên bọn họ.

Viết xong nét cuối cùng, Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên liền tính là chính thức quá kế, về sau không còn là người của Lê phủ ở Dương Châu.

Lê Diệu Nam nỗi lòng phức tạp, nhìn tộc trưởng một nét bút gạch tên hắn, trong lòng nhất thời không biết là tư vị gì, chuyện hy vọng lâu như vậy, vài nét bút đã xong, tâm, dường như cũng lắng xuống. Theo ngòi bút di chuyển của tộc trưởng, trong lòng nảy lên một cảm giác có nơi thuộc về, lạc địa sinh căn như vậy, lần đầu tiên xuyên qua đến nay, chân chính rõ ràng nhận thức được, hắn là một người xưa.

Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên ba quỳ chín lạy trước bài vị của Lê Thái Thành. Nghi thức cử hành hoàn tất, sau đó bọn họ liền đi ra mộ của dòng họ, viếng mồ mả tiền bối tổ tông lục phòng. Đợi đến bận bịu xong hết thảy thì đã là buổi chiều.

Nhờ tộc trưởng ra mặt mời mọi người trong tộc Lê thị, Lê Diệu Nam làm một bữa tiệc lớn, náo nhiệt ba ngày ba đêm mới tan cuộc.

Bên chi thứ hai, hôm quá kế, Lê Diệu Nam mang Lâm Dĩ Hiên đi một chuyến, đúng như lời tộc trưởng nói, trở thành lục phòng tử tự rồi, Khiêm nhị bá không còn để bọn họ ở ngoài cửa nữa, nhưng cũng không quá mức tốt, thẳng đến khi Lâm Dĩ Hiên hứa hẹn sẽ mưu đường ra cho trưởng tôn của ông ta, Khiêm nhị bá mới cho bọn họ khuôn mặt tươi cười.

Lê Diệu Nam cảm động, đồng thời cũng có một ít lo lắng, dù sao người ngoài không biết nhưng hắn rất rõ ràng, Lâm Dĩ Hiên xuất giá, xem như hoàn toàn đoạn tuyệt quan hệ với Cảnh Dương hầu phủ, hứa hẹn với Khiêm nhị bá như vậy không thành vấn đề sao?

Biểu tình lãnh lẽo của Lâm Dĩ Hiên trước sau như một: “Ta mặc dù đoạn tuyệt quan hệ với hầu phủ, nhưng ca ca vẫn ở kinh thành, mẫu thân vẫn là tam phu nhân của Cảnh Dương hầu phủ, giúp đỡ một chút cũng không sao.” Chủ yếu là, y gặp qua trưởng tôn của Khiêm nhị bá, tuổi còn nhỏ đã ổn trọng già dặn, là một nhân tài có thể đào tạo, hiện giờ mới vừa tròn mười ba tuổi, ít nhất vài năm nữa mới khảo khoa cử, thời gian vài năm đủ để y bố trí tốt hết thảy, khi đó ca ca hẳn là đã trở nên nổi bật.

Huống chi, y còn một lá bài lớn nhất chưa lật, làm thị quân ở Thái tử phủ, hướng đi của triều đình với y mà nói là rõ ràng rành mạch, cho dù có thay đổi nhưng đề thi khoa cử hẳn sẽ không đổi, thi đồng với thi hương y không giúp được gì, nhưng đề thi hội, thi đình thì y nhớ rõ rành mạch. Y với Lê Diệu Nam có phúc cùng hưởng, Lê gia đệ tử có tiền đồ, đối với bọn họ cũng là chuyện tốt.

Chỉ có toàn bộ gia tộc quật khởi, người ngoài mới có thể xem trọng ngươi liếc mắt một cái. Một người có thành tựu cho dù huy hoàng đến thế nào, một khi thất thế thì sẽ sụp đổ, ngay cả bóng dáng cũng không tìm thấy, nếu không thì sao người ta lại nói thế gia đại tộc căn cơ thâm hậu, đấy chính nhân mạch!

Mấy ngày tiếp theo, Khiêm nhị bá không có việc sẽ chỉ điểm học vấn cho Lê Diệu Nam. Rốt cuộc cũng là Cử nhân, những chỗ Lê Diệu Nam không hiểu lắm, có Khiêm nhị bá chỉ điểm, quả thật hắn thu được không ít lợi ích, trình độ viết văn bát cổ* thẳng tắp bay lên.

(*Văn bát cổ: thể văn dùng trong khoa cử Trung Quốc, từ thế kỉ 15 – 19. Khoa cử Việt Nam thời phong kiến cũng dùng thể văn này. Bắt nguồn từ đời Đường, đến đời Minh thì thể thức của văn bát cổ được quy định nghiêm ngặt. Mỗi bài phải gồm: phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập thủ, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ. Mỗi đoạn cổ sau lại có 2 vế đối ngẫu tạo thành 8 vế (bát cổ). Cuối đời Thanh không dùng nữa. Ngày nay, người ta dùng từ “văn bát cổ” để chỉ các bài văn có nội dung sáo rỗng, thiên về hình thức.)

Hai người ở đây nửa tháng, trong lúc đó, tộc trưởng phân cho bọn họ mười mẫu đất, sau này là người của lục phòng, không có đất vườn là không thể chấp nhận được.

Lê Diệu Nam uyển chuyển cự tuyệt nhưng Lê Kính Tường lại nói đó là đất tế, không cần bọn họ trồng trọt, đây là phân lệ cho người trong tộc, nhưng hằng năm phải nộp mười lượng bạc, khảo được Tú tài thì được miễn.

Lê Diệu Nam suy tư trong chốc lát, tiếp nhận hảo ý của tộc trưởng, quá kế xong, hắn hiện tại không còn là đệ tử quan gia, mà là thường nhân, chỉ có thi đỗ Tú tài mới không cần nộp sưu cao thuế nặng cho triều đình, này đối với tộc nhân cũng có ích.

Triều đình hiện giờ quản lý chế độ hộ tịch nghiêm khắc, vì tránh việc nông hộ trốn thuế, một Tú tài nhiều nhất chỉ có thể có năm mươi mẫu đất. Tộc trưởng nói vậy cũng chính là có chủ ý này, lợi dụng thân phận Tú tài của hắn để miễn thuế cho tộc nhân. Lê Diệu Nam không hiểu, chủ nhân của thân thể này thi Tú tài hai lần đều không đậu, tộc trưởng rốt cuộc lấy niềm tin ở đâu mà cảm thấy hắn nhất định sẽ tên đề bảng vàng.

Mắt thấy đã đến cuối tháng, Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên thương nghị, tính toán mau chóng trở về Dương Châu, chuyện Lê phủ cũng nên kết thúc.

Trước khi rời đi, Lê Hữu Tín nói cho Lê Diệu Nam, mấy ngày tới hắn ta sẽ khởi hành đi kinh thành, đồng hành còn có ba hài tử trên dưới mười tuổi trong tộc.

Lâm Dĩ Hiên biết được liền giao cho Lê Hữu Tín một toà tam tiến trạch viện, đây là đồ cưới mẫu thân chuẩn bị cho y. Lúc trước Lâm mẫu vốn cho rằng y sẽ gả ở kinh thành, sản nghiệp đặt mua phần lớn cũng ở kinh thành, bên Dương Châu là đến đấy rồi Lâm Trí Viễn mới vội vàng mua thôn trang và biệt viện.

Lê Hữu Tín cảm kich, cũng không khách khí với bọn họ, hắn ta mặc dù đọc sách ở Quốc Tử Giám nhưng tổng yếu vẫn cần một chỗ ở, phí dụng ở kinh thành không biết cao bao nhiêu, Lê gia trang tuy giàu có và đông đúc nhưng gánh không nổi phồn hoa chốn kinh đô, phần tâm ý này của Lâm Dĩ Hiên, hắn ta ghi nhớ trong lòng.

Thời điểm trở về, Lê Diệu Nam và Lâm Dĩ Hiên cũng đi đường thuỷ.

Tags: , , ,

Bình luận

Có thể bạn cũng muốn đọc

Thể loại

Top 10 truyện hay nhất